Monday, July 21, 2014

Thứ 3 tuần 16 Thường Niên

“Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi." Mt 12, 50


46 Người còn đang nói với đám đông, thì có mẹ và anh em của Người đứng bên ngoài, tìm cách nói chuyện với Người. 47 Có kẻ thưa Người rằng : "Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy." 48 Người bảo kẻ ấy rằng : "Ai là mẹ tôi ? Ai là anh em tôi ?" 49 Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ và nói : "Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. 50 Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi."
SUY NIỆM
Người thân là gi ? Ấy chẳng phải là những người cùng huyết thống, máu mủ ruột thịt và có một mối dây liên kết không thể thay thế đó sao? Ngày hôm nay, Chúa Giêsu đặt một câu hỏi cho các môn đệ : Ai là anh em của ta? Và Người đưa ra câu trả lời : ấy là những người thi hành ý muốn của Cha trên trời.
Thực vậy, Kitô hữu chúng ta cùng chung một người Cha, cùng chung một mái nhà đó là thiên đàng. Và trong một đại gia đình ấy, có một mối dây liên kết rất bền chặt giữa những người Kitô hữu với nhau, đó chính là việc thi hành sứ mệnh mà Thiên Chúa, Cha chung của chúng ta, giao phó cho mỗi người.
Việc Chúa Giêsu khẳng định quan hệ huyết thống anh em ở đây chính là Ngài đã xác định tôn chỉ cũng như lý tưởng và niềm tin của những người Kitô hữu. Đó chính là thi hành Thánh Ý Thiên Chúa. Và người đi ngược lại với Thánh Ý của Chúa Cha thì họ tự đặt mình ra khỏi mối quan hệ gắn kết này. Tất nhiên, họ không thể là anh em của Chúa và cũng không phải là con của Cha chung trên trời.
CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, chúng con là những Kitô hữu, là anh em chung mái nhà và chung một Chúa là Cha trên trời. Vậy mà hiện tại, trên thế giới có biết bao nhiêu những sự xung đột giữa anh em chúng con chỉ vì đi theo ý riêng mà không đặt Thánh Ý của Cha lên hàng đầu. Xin cho những quốc gia đang tranh chấp tôn giáo biết sử dụng tình yêu là ngôn ngữ chung và tình huynh đệ làm nền tảng và lý tưởng cho các cuộc đối thoại, để sau hết, Thánh Ý Cha được tỏa sáng. Có như thế, anh em chúng con mới hướng tới một cuộc sống chung tốt đẹp ngay từ cuộc sống trần thế này, để hướng lòng về quê trời thiên quốc.

Sunday, July 20, 2014

Thứ 2 tuần 16 Thường Niên

"Thưa Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ."  Mt 12, 38


Lời Chúa: Mt 12,38-42

        38 Bấy giờ có mấy kinh sư và mấy người Pha-ri-sêu nói với Đức Giê-su rằng : "Thưa Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ." 39 Người đáp : "Thế hệ gian ác và ngoại tình này đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ngôn sứ Giô-na. 40 Quả thật, ông Giô-na đã ở trong bụng kình ngư ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm như vậy. 41 Trong cuộc phán xét, dân thành Ni-ni-vê sẽ trỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Giô-na rao giảng ; mà đây thì còn hơn ông Giô-na nữa. 42 Trong cuộc phán xét, nữ hoàng Phương Nam sẽ đứng lên cùng với thế hệ này, và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Sa-lô-môn ; mà đây thì còn hơn vua Sa-lô-môn nữa
SUY NIỆM
Đá sỏi luôn được dung để ví với những điều chai sạn, cứng nhắc và bảo thủ bởi độ cứng của nó. Không phải thế mà Phêrô được gọi là Đá Tảng đó sao ? Thế nhưng, nếu sự cứng rắn đó lại là lòng người thì e rằng mọi sự sẽ khác đi.
Khi ta nói lòng dạ con người trở nên sắt đá thì thường mang nghĩ tiêu cực hơn là tích cực. Tin Mừng ngày hôm nay đề cập đến niềm tin của tầng lớp kinh sư và Pha-ri-siêu trong xã hội lúc bấy giờ. Niềm tin của họ cũng vững, cũng chắc, cũng rắn rỏi nhưng lại được đặt ở một nền tảng khác. Thế nên những tưởng họ sẽ được đền đáp và hưởng nhờ Ơn Chúa. Nhưng không, trái với điều ấy, họ lại bị liệt vào hang đáng lên án, bị kết án và nặng tội hơn cả những tội đồ trên trái đất. Thành Ni-ni-vê và nữ hoàng Phương Nam là những nhân chứng cho lòng hoán cải của con người. Sự hoán cải luôn được Thiên Chúa chấp nhận và tha thứ, dù cho là tội đồ của nhân gian. Điều này đã được đúc kết trong một tín lý rằng : muôn vàn tội lỗi đều được tha thứ, ngoại trừ duy nhất một tội đó là không đón nhận tình yêu Thiên Chúa.
CẦU NGUYỆN

Ý thức được thân phận tôi đòi của mình, con xin dâng lên Chúa những sự bướng bỉnh, cứng nhắc và nguội lạnh của con để Ngài hoán cải. Xin cho con biết đặt niềm tin và sự phó thác vào đúng điểm đặt là nơi Chúa, Đấng Chân-Thiện-Mỹ của chúng con. AMEN

Monday, July 14, 2014

Thứ 2 tuần 15 Thường Niên


"Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu."Mt 10,34


34 "Anh em đừng tưởng Thầy đến đem bình an cho trái đất ; Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo. 35 Quả vậy, Thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng. 36 Kẻ thù của mình chính là người nhà.

37 "Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. 38 Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy. 39 Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được.

40 "Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.

41 "Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ ; ai đón tiếp một người công chính, vì người ấy là người công chính, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc công chính.

42 "Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu."
SUY NIỆM
Người ta thường coi thường những người “bé”. Bé ở đây ta hiểu cả theo nghĩa bóng và nghĩa đen, tức là người ấy có thể có thân hình nhỏ con hoặc là người thấp cổ bé họng. Những người như thế thường bị xếp vào một “đẳng cấp” thấp hơn và không xứng đáng với các đẳng cấp cao. Họ thường rơi vào tình cảnh bị coi thường, bị khinh rẻ và bị bỏ rơi. Họ thường ít nhận được sự quan tâm của xã hội. Ý kiến của họ thường bị đặt ra bên lề. Tiếng nói của họ không có một chút trọng lượng nào, hoặc giả chỉ là những tiếng kêu yếu ớt, vô vọng. Ai đó tiếp xúc hoặc giao tế với những người nhỏ bé này thì thường cũng bị “lây”, bị coi rẻ như những người nhỏ bé kia.
Tin Mừng ngày hôm nay đã cho thấy Chúa Giêsu nâng cao phẩm giá của những người mà con người cho là bé mọn khi Ngài hóa thân mình vào chính những ngjười nhỏ bé ấy. Ngài khẳng định chính Ngài là những người nhỏ bé như vậy. Ngài cho thấy sự quan tâm của Ngài đối với cả những người thuộc phần thứ yếu trong xã hội. Ngài nâng cao hình ảnh và phẩm giá của những người nhỏ bé ấy bằng chính hình ảnh vĩ đại của Ngài. Qua đây, Ngài cũng muốn giao hòa với con người, gần gũi hơn với con người để thông chia cảm xúc với con người nhỏ bé ấy.
CẦU NGUYỆN
Xin cho con biết nhìn xuống để thấy những người nhỏ bé đang cần được giúp đỡ xung quanh con. Đồng thời để nhận ra lời mời gọi của Ngài : khiêm nhu và tận tâm với mọi hoàn cảnh xung quanh.

Chúa Nhật 15 Thường Niên

“Vì anh em được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không”

Hôm ấy, Đức Giê-su từ trong nhà đi ra ngồi ở ven Biển Hồ. Dân chúng tụ họp bên Người rất đông, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn tất cả dân chúng thì đứng trên bờ. Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều.

Người nói : "Người gieo giống đi ra gieo giống. Trong khi người ấy gieo, thì có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất.  Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ đất không có nhiều ; nó mọc ngay, vì đất không sâu ;  nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô.  Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt.  Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả : hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục.  Ai có tai thì nghe."

Các môn đệ đến gần hỏi Đức Giê-su rằng : "Sao Thầy lại dùng dụ ngôn mà nói với họ?"  Người đáp : "Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không.  Ai đã có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa ; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất.  Bởi thế, nếu Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe không hiểu. Thế là đối với họ đã ứng nghiệm lời sấm của ngôn sứ I-sai-a, rằng :  Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy ; vì lòng dân này đã ra chai đá : chúng đã bịt tai nhắm mắt, kẻo mắt chúng thấy, tai chúng nghe, và lòng hiểu được mà hoán cải, và rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành.

"Còn anh em, mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc, vì được nghe.  Quả thế, Thầy bảo thật anh em, nhiều ngôn sứ và nhiều người công chính đã mong mỏi thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe.

"Vậy anh em hãy nghe dụ ngôn người gieo giống.  Hễ ai nghe lời rao giảng Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp đi điều đã gieo trong lòng người ấy : đó là kẻ đã được gieo bên vệ đường.  Còn kẻ được gieo trên nơi sỏi đá, đó là kẻ nghe Lời và liền vui vẻ đón nhận.  Nhưng nó không đâm rễ mà là kẻ nhất thời : khi gặp gian nan hay bị ngược đãi vì Lời, nó vấp ngã ngay.  Còn kẻ được gieo vào bụi gai, đó là kẻ nghe Lời, nhưng nỗi lo lắng sự đời, và bả vinh hoa phú quý bóp nghẹt, khiến Lời không sinh hoa kết quả gì.  Còn kẻ được gieo trên đất tốt, đó là kẻ nghe Lời và hiểu, thì tất nhiên sinh hoa kết quả và làm ra, kẻ được gấp trăm, kẻ được sáu chục, kẻ được ba chục."
SUY NIỆM
Cùng suy niệm về việc Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để nói chuyện với con người.
Chắc cũng là điều dễ hiểu khi trò nói thầy hiểu mà thầy nói trò lại không hiểu. Đó là sự khác biệt về lượng kiến thức giữa người thầy và người học trò. Người thầy thì học sâu hiểu rộng, vốn kiến thức uyên thầm, nên thầy thường dùng những thuật ngữ mang tính chất cao siêu hơn và ở cấp bậc cao hơn. Người học trò thì học nông hiểu cạn, nên thường dùng những ngôn từ đơn giản và ở cấp bậc thấp hơn. Do vậy, khi nói chuyện với nhau, đôi khi thầy hiểu trò rất rõ nhưng trò lại không thể hiểu người thầy của mình.
Giữa thầy và trò cũng chỉ là mối quan hệ con người với con ngườil, vậy mà chúng ta đã có những khoảng cách nhất định về mặt trình độ mà đôi khi nằm ngoài khả năng của chúng ta để gần lại nhau. Ta thử xét đến mối quan hệ giữa con người và Thiên Chúa, giữa một tạo vật và một Đấng Tối Cao. Rõ ràng có một sự chênh lệch không hề đơn giản, có một khoảng cách không hề ngắn giữa hai đối trọng này. Ấy thế mà khi Thiên Chúa xuống thế làm người, hiện thân trong chính thân xác yếu hèn là Giêsu Nazareth, cái khoảng cách ấy đã được rút ngắn lại rất nhiều. Vậy mà những lời Giêsu năm xưa nói vẫn còn nằm ngoài trì hiểu của con người. Thế nên, Ngài buộc phải dùng những lời đơn giản hơn, gần gũi hơn mà cụ thể đó chính là dụ ngôn. Tin Mừng ngày hôm nay thuật lại việc Chúa Giêsu sử dụng dụ ngôn để rao giảng nước trời. Thiên Chúa luôn dùng mọi cách hữu hiệu nhất để đối thoại và giao lưu với con người.
CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa, ý thức được thân phận yếu hèn của con với Chúa, con xin được mang tâm tình hèn mọn mà trò chuyện với Ngài. Xin cho con có được lòng khiêm nhường và khiêm tốn để biết mình là cát bụi so với Thiên Chúa toàn năng, đồng thời ý thức giá trị con người là ngang nhau, né tránh thói ích kỷ và kiêu ngạo.

Saturday, July 12, 2014

Thứ 7 tuần 14 Thường Niên

"Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục” Mt 10, 28


24 "Trò không hơn thầy, tớ không hơn chủ. 25 Trò được như thầy, tớ được như chủ, đã là khá lắm rồi. Chủ nhà mà người ta còn gọi là Bê-en-dê-bun, huống chi là người nhà.

26 "Vậy anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết. 27 Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày ; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng.

28 "Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục. 29 Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không ? Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em. 30 Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi. 31 Vậy anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.

32 "Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. 33 Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.
SUY NIỆM
Bạn có nghĩ rằng việc ngại làm dấu khi đi ăn ở chốn đông người cũng là một biểu hiện chối Chúa không ? Tôi cho rằng là có đấy. Có rất nhiều bạn trẻ ngại ngùng tuyên xưng đức tin qua việc làm dấu thánh giá ở chốn đông người. Hoặc họ sẽ không làm, hoặc họ sẽ làm một cách qua loa, chóng vánh với tâm trạng sợ người khác nhìn thấy mình… đang tuyên xưng đức tin.
Nếu bạn có người yêu, giả như khi đi chơi với một đám bạn mới quen, người yêu của bạn không dám nhận bạn là bạn trai/bạn gái của họ, thì bạn sẽ cảm thấy thế nào ? Trong đầu bạn lúc đó có suy nghĩ rằng : tại sao anh ấy/cô ấy lại ngại ngùng khi giới thiệu bạn với đám bạn kia ?
Và ngược lại, nếu bạn được giới thiệu trước mặt mọi người với một niềm vui và sự tự hào từ phía người bạn của mình, ắt hẳn bạn cũng sẽ vui thầm trong lòng về điều đó.
Người yêu Giêsu của bạn đã bị chối từ bao nhiêu lần, ngậm ngùi bao nhiêu lần vì sự ngại ngần tuyên xưng niềm tin của bạn ? Ngài sẽ cảm thấy ra sao khi bạn làm như thế ? Thế nhưng với Giêsu, Ngài lại chẳng bao giờ làm như vậy. Ngài luôn yêu mến và sẵn sảng thể hiện tình yêu đó đối với những người thuộc về Ngài, những ai là người yêu của Ngài. Ngài không chối bỏ một ai. Mặt khác, Ngài còn bị sỉ nhục vì những người Ngài yêu mến, cho đến hơi thở cuối cùng. Ngài yêu một cách mù quáng, cho đi một cách nhưng không và nhận lại một số không ê chề.
CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa, xin cho con biết mạnh dạn tuyên xưng đức tin trườc mặt người đời. Bởi như lời Thánh Kinh đã nói : “việc con tuyên xưng tôn thờ Chúa chẳng mang ích gì cho Chúa, nhưng đem lại sự sống đời đời cho con. Biết bao lần con từ chối hoặc ngại ngần xác tín Ngài là tình yêu, là người yêu, là tri kỷ của con chỉ bời vì sự sĩ diện nơi con người. Xin cho con biết dẹp bỏ những suy nghĩ thiển cận và hẹp hòi đó, để sẵn sàng tuyên xưng danh Chúa trước mặt mọi người. AMEN

Thursday, July 10, 2014

Thứ 6 tuần 14 Thường Niên

“Này, Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói. Vậy anh em phải khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu” Mt 10, 16


Lời Chúa: Mt 10,16-23

        16 Này, Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói. Vậy anh em phải khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu.

        17 "Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. 18 Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết. 19 Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì : 20 thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em.

        21 "Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết ; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. 22 Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.

        23 "Khi người ta bách hại anh em trong thành này, thì hãy trốn sang thành khác. Thầy bảo thật anh em : anh em chưa đi hết các thành của Ít-ra-en, thì Con Người đã đến.
SUY NIỆM
Trên thế giới có rất nhiều nền văn hóa khác nhau, do vậy việc xung khắc về ngôn ngữ hay phong tục là điều khó tránh khỏi. Vì thế, việc sinh hoạt văn hóa của người này có thể không được hài hòa với người khác dẫn đến sự chia rẽ. Nhưng cũng chính sự khác biệt này tạo nên sự đa dạng văn hóa trên thế giời.
Tin Mừng ngày hôm nay muốn dạy cho chúng ta biết thái độ cần phải có khi giao tiếp với mọi người. Đó là sự khôn ngoan của rắn và đơn sơ như bồ câu. Bên cạnh đó, Chúa Giêsu còn đưa ra một giải pháp rất hữu ích khi bước vào giao lưu với một đền văn hóa đa bản sắc, đa ngôn ngữ. Đó là sử dụng ngôn ngữ của tình yêu. Khi xưa khi Chúa Giêsu được cất về trời, Ngài đã ban Thần Khí Chúa đến với các Tông Đồ, để các ngài đi rao giảng Tin Mừng. Và hễ các ngài đi đến đâu và nói điều gì, thì tất cả những người ở nơi đó đều hiểu được tiếng nói của các ngài. Trên thế giới này còn thứ ngôn ngữ nào phổ quát hơn cho bằng Tiếng Anh. Thế mà Tiếng Anh vẫn chưa thể len lỏi tới tận những vùng đất xa xôi của địa cầu.
Nhưng, có một thứ ngôn ngữ len lỏi không chỉ đến tận những vùng cực của Trái Đất, mà nó còn len lỏi đện tận những vùng sâu nhất của con người, là trái tim. Ngôn ngữ đó chính là Tình Yêu.
Để sử dụng được ngôn ngữ này, con người ta không cần gì khác đó chính là sự phó thác, tin tưởng và mở rộng lòng mình ra đón lấy Thánh Thần. Chính Ngài sẽ mở miệng lưỡi chúng ta ra mà nói những điều ta cần phải nói, dẫu cho đó là những điều khó nói, những điều khúc mắc, khó suy nghĩ.
CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa, xin cho con biết sử dụng ngôn ngữ của con người và ngôn ngữ của Thiên Chúa một cách hài hòa và linh động, để con có thể nghe Chúa nói và nói cho mọi người nghe, để mọi người hiểu những điều Chúa muốn nói với mọi người, hầu hướng đến một cuộc sống chung tốt đẹp hơn. AMEN

Wednesday, July 9, 2014

Thứ 5 tuần 14 Thường Niên

Thứ 5 tuần 14 mùa Thường Niên

“Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy “ Mt 10,12
        7 Dọc đường hãy rao giảng rằng : Nước Trời đã đến gần. 8 Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ. Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy. 9 Đừng kiếm vàng bạc hay tiền giắt lưng. 10 Đi đường, đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi dép hay cầm gậy. Vì thợ thì đáng được nuôi ăn.

        11 "Khi anh em vào bất cứ thành nào hay làng nào, thì hãy dò hỏi xem ở đó ai là người xứng đáng, và hãy ở lại đó cho đến lúc ra đi. 12 Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy. 13 Nếu nhà ấy xứng đáng, thì -bình an của anh em sẽ đến với họ ; còn nếu nhà ấy không xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ trở về với anh em. 14 Nếu người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi nhà hay thành ấy, anh em hãy giũ bụi chân lại. 15 Thầy bảo thật anh em, trong Ngày phán xét, đất Xơ-đôm và Gô-mô-ra còn được xử khoan hồng hơn thành đó.

SUY NIỆM
“Thợ thì đáng được nuôi ăn”
Khi tham gia khóa Mục Vụ Truyền Thông Tổng Quan này, tôi đã rất lo lắng về nhiều thứ : chỗ mình đến có chỗ ăn ngủ thuận tiện hay không? Có wifi để kết nối internet hay không? Thời gian học và làm việc có áp lực không, có bạn bè không?
Khi suy nghĩ những điều đó, tôi đã chuẩn bị và mang theo bên mình rất nhiều thứ. Nào là quần áo, giày dép, balô, túi xách, đồ dùng cá nhân… rất lỉnh kỉnh với hy vọng sẽ không phải rơi vào những trường hợp khó xử hoặc thiếu thốn những phương tiện vật chất mà hằng ngày khi ở nhà tôi vẫn thường hưởng dùng.
Thế nhưng, khi đặt chân đến Tòa Giám Mục Xuân Lộc để tham gia khóa học, tôi được đón tiếp một cách rất nồng hậu và chu đáo. Mặt khác, điều kiện cơ sở vật chất ở nơi đây rất đầy đủ nếu không muốn nói là còn dư giả hơn những gì tôi có ở nhà mình. Tất cả những phương tiện mà tôi cần thì đều được cung cấp một cách đầy đủ. Thời gian học lại rất thoải mái và thuận tiện, đảm bảo sức khỏe cho tôi và các khóa sinh khác.
Tôi thực sự bất ngờ về điều kiện cơ sở vật chất tại nơi này, một nơi mà có thể gọi là thiên đường và cũng là mái trường mơ ước của biết bao dự tu trên cả giáo phận. Được “sống thử” trong môi trường của các chủng sinh, tôi mới cảm nhận được cái hạnh phúc nước trời.
Quả thật, “thợ thì đáng được trả công”. Thiên Chúa của chúng ta đã, đang và sẽ trả công bội hậu cho tất cả những người thợ của Ngài. Ngài không để một ai phải chịu thiệt thòi khi làm “nhân viên” cho công ty tình thương của Ngài. Ngài đưa ra một chế độ hậu đãi rất tốt đối với nhân viên, đảm bảo một cuộc sống rất sung túc và đầy đủ. Ngài có một chiến lược hậu đãi nhân viên rất thuyết phục và hoành tráng : không cần phải mang theo gì khi đi làm việc.

Nếu Ngài là sếp mà còn đối xử với nhân viên một cách thiện tình như thế, thì nếu với cương vị là một người Cha, ta thử nghĩ xem Ngài sẽ còn tuyệt vời như thế nào đối với những người con của Ngài?

Xin Chúa cho con biết tin tưởng, phó thác và vững tin khi làm việc cho Chúa. Xin cho tâm hồn nhỏ bé và những suy nghĩ hèn mọn trong con được bổ sức bằng những lời ngọt ngào của Chúa khi Ngài ở bên con mỗi khi con làm việc tông đồ. AMEN

Tuesday, July 8, 2014

Thứ 4 tuần 14 Thường Niên

"Anh em đừng đi về phía các dân ngoại, cũng đừng vào thành nào của dân Sa-ma-ri. 6 Tốt hơn là hãy đến với các con chiên lạc nhà Ít-ra-en. 7 Dọc đường hãy rao giảng rằng : Nước Trời đã đến gần.”



Sau khi đã chọn ra 12 Tông đồ, Chúa Giêsu sai các ông đi thực hiện sứ vụ của mình với một lời chỉ dẫn rất rõ rang. Mười hai môn đệ, mỗi người một vẻ, mỗi người một sở trường và sở đoản khác nhau. Chúa Giêsu biết rõ điều đó nên Ngài đã có một hành động rất xác thực thể hiện vai trò lãnh đạo của Ngài. Ngài chỉ cho các ông đường đi nước bước một cách cụ thể và rõ rang. Trao quyền luôn đi đôi với việc hướng dẫn và bảo ban. Việc hướng dẫn một cách rõ rang và cặn kẽ vừa thể hiện một tác phong làm việc chuyên nghiệp của một người ở vai trò lãnh đạo, lại vừa thể hiện sự quan tâm một cách sát sao đến từng thành viên trong tổ chức của mình.
Qua đoạn Tin Mừng này, ta thấy rõ tài thao lược, điều binh khiển tướng của vị mục tử tối cao của chúng ta. Thiết nghĩ, nếu con người chúng ta nói chung và các vị lãnh đạo nói riêng, học được cách quản lý như Chúa thì mọi công việc sẽ trở nên thuận lợi hơn.

Xin cho các vị lãnh đạo biết nhìn xa trông rộng, luôn thể hiện quyền hành của mình theo gương mẫu của Đức Giêsu : chu đáo, cụ thể, rõ rang và tận tình. AMEN

Monday, July 7, 2014

Thứ 3 tuần 14 Thường Niên

Lúa chín và Lúa chưa chín, Thợ gặt và Thợ không gặt

Câu Thánh Kinh dường như đã trờ nên quá quen thuộc đối với mỗi người Công Giáo chúng ta từ tấm bé khi được học Giáo Lý và tham dự các giờ Phụng Vụ. Tuy nhiên ta hãy thử nhìn sâu hơn một chút về hai chữ Thợ Gặt. Liệu rằng thợ gặt đông thì sẽ có một mùa lúa bội thu chăng? Liệu rằng thợ có đủ lành nghề để gặt ? Hoặc giả thợ nào cũng phải làm công việc gặt ?
Cánh đồng truyền giáo cần rất nhiều thợ chứ không riêng gì thợ gặt. Và không phải thợ nào cũng được gặt. Có những người thợ chỉ làm việc vào đầu mùa. Công việc của họ chỉ là đi gieo giống. Có những người thợ chỉ được làm công việc vào giữa mùa. Họ chỉ đi tưới nước, bón phân hoặc cày cho tơi đất. Lại có những người thợ làm công việc của họ vào cuối mùa, khi mà hoa đã kết và trái đã ngọt. Vậy, không lẽ chỉ có những người thợ làm công việc gặt thì mới được tận hưởng niềm vui của vụ mùa đang vào dịp thu hoạch? Còn niềm vui của những người thợ khác thì sao ?
Có những người thợ suốt mùa chỉ được gieo, được cấy, được cày mà không được gặt. Số những người thợ không gặt đôi khi còn nhiều hơn gấp bội những người thợ gặt. Họ bỏ sức gieo trồng, chăm sóc và vun tưới… Hoa quả của họ ngày một tươi tốt, lớn dần lên và đến ngày đơm hoa kết trái. Thế nhưng tới ngày gặt, họ lại không được tự tay gặt lấy thành quả của mình. Thành quả đó lại được những người thợ khác gặt lấy.
Niềm vui của những người thợ không gặt ở đâu? Có lẽ, đó là khi được nhìn thấy hoa quả của mình lớn lên, xanh tốt và trưởng thành. Công việc của họ luôn lặng lẽ, luôn âm thầm, luôn ở vị trí thứ hai nhưng không ở thứ yếu, ở vị trí thấp hơn nhưng không hèn hơn. Ở vị trí ít nổi bật hơn nhưng không tầm thường hơn.

Tôi chợt nghĩ tới hình ảnh của một người làm truyền thông.