Monday, March 23, 2015

Thứ 3 tuần 5 Mùa Chay

QUÀ TẶNG CỦA THIÊN CHÚA



Lời Chúa: Ga 8, 21-30

21 Khi ấy, Đức Giê-su lại nói với họ: “Tôi ra đi, các ông sẽ tìm tôi, và các ông sẽ mang tội mình mà chết. Nơi tôi đi, các ông không thể đến được.”22 Người Do-thái mới nói: “Ông ấy sẽ tự tử hay sao mà lại nói: “Nơi tôi đi, các ông không thể đến được”? “23 Người bảo họ: “Các ông bởi hạ giới; còn tôi, tôi bởi thượng giới. Các ông thuộc về thế gian này; còn tôi, tôi không thuộc về thế gian này.24 Tôi đã nói với các ông là các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết. Thật vậy, nếu các ông không tin là Tôi Hằng Hữu, các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết.”25 Họ liền hỏi Người: “Ông là ai? ” Đức Giê-su đáp: “Hoàn toàn đúng như tôi vừa nói với các ông đó.26 Tôi còn có nhiều điều phải nói và xét đoán về các ông. Nhưng Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật; còn tôi, tôi nói lại cho thế gian những điều tôi đã nghe Người nói.”27 Họ không hiểu là Đức Giê-su nói với họ về Chúa Cha.28 Người bảo họ: “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu, và biết tôi không tự mình làm bất cứ điều gì, nhưng Chúa Cha đã dạy tôi thế nào, thì tôi nói như vậy.29 Đấng đã sai tôi vẫn ở với tôi; Người không để tôi cô độc, vì tôi hằng làm những điều đẹp ý Người.”30 Khi Đức Giê-su nói thế, thì có nhiều kẻ tin vào Người.

 Suy niệm:
“Khi các ông giương cao Con Người lên…”. Đó là cách diễn tả về cái chết của Đức Giêsu trong Tin Mừng Gioan. Cái chết trên thập giá đúng là một sự giương cao nhục nhã, đau đớn. Đức Giêsu bị treo lên cây gỗ như một kẻ bị Thiên Chúa nguyền rủa. Những kẻ giương cao Ngài lên là các ông, các nhà lãnh đạo Do-thái. Họ đã giết Đức Giêsu vì nhiều lý do. Lý do lớn nhất là vì Ngài đã dám sống trọn vẹn cho Cha và cho con người. Sống công chính đã khiến Ngài trở nên nạn nhân cho cái chết bất công.
Cái chết của Đức Giêsu gắn kết Ngài với muôn triệu cái chết khác của những người vô tội trong suốt dòng lịch sử. Nhưng cái chết của Đức Giêsu còn nằm trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã biến cái chết ghê rợn của Con Ngài thành dấu chỉ của tình yêu. Nhìn lên thánh giá, chúng ta thấy tình yêu của Cha tặng trao cho nhân loại. Cha đã tặng tình yêu lớn nhất là chính Con Một của mình. Vì thế có thể nói chính Cha đã giương cao Con mình trên thánh giá. “Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy” (Ga 3, 14). Đức Giêsu được giương cao bởi chính Thiên Chúa qua cái chết của Ngài. Như dân Do thái xưa đã nhìn lên con rắn bằng đồng để được sống, ai nhìn lên thánh giá và tin vào tình yêu, người ấy sẽ được cứu độ. Thập tự giá không còn là dấu hiệu của cái chết bất lực của một nạn nhân. Nó đã trở nên thánh giá với sức mạnh phi thường.
“Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga 12, 32). Qua việc giương cao này, sức thu hút mạnh mẽ của thánh giá được bày tỏ.
Cả nhân loại được nâng lên khỏi cái nặng nề tội lỗi của chính mình. Đấng chịu đóng đinh vẫn lôi kéo cả vũ trụ này mãi cho đến tận thế. Cuối cùng, có thể nói chính Đức Giêsu đã tự giương cao mình trên thánh giá. “Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được,
nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình” (Ga 10, 18). Cái chết là kết quả tất yếu của một cuộc sống dám để Cha chi phối trọn vẹn. “Tôi không tự mình làm bất cứ điều gì… Chúa Cha dạy tôi thế nào thì tôi nói như vậy… Tôi luôn luôn làm những điều đẹp ý Người” (cc. 28-29). Đức Giêsu đã sống trung tín như một Người Con, người được Cha sai. Cha lúc nào cũng ở với Ngài, nên Ngài không biết đến cô đơn (c. 29). Mỗi Kitô hữu cũng được giương cao trên thánh giá riêng của đời mình. Và khi tôi gắn thánh giá của tôi với thánh giá của Giêsu, thánh giá nhỏ bé ấy sẽ có sức kéo nhiều người lên với Giêsu.

 Cầu nguyện:

Lạy Cha, xin ban cho con điều khó hơn cả, đó là ơn nhận ra Thánh giá của Con Cha trong mọi nỗi khổ đau của đời con, và ơn bước theo Con Cha trên đường Thánh giá, bao lâu tùy ý Cha định liệu.

Xin đừng để con trở nên chua chát nhưng được trưởng thành nhờ đón nhận đau khổ với sự kiên nhẫn, quảng đại, nhân từ và lòng khát khao nóng bỏng có ngày sẽ được ở nơi không còn khổ đau. Ngày đó, Cha sẽ lau khô mọi giọt lệ của những người đã yêu mến Cha, đã tin vào tình yêu Cha giữa nỗi thống khổ, tin vào ánh sáng của Cha giữa đêm đen.
Nhờ Cha, ước gì đau khổ của con nói lên lòng tin của con vào những lời hứa của Cha, lòng cậy của con vào tình yêu trung tín của Cha, và lòng mến mà con dành cho Cha. Lạy Cha, xin cho con yêu Cha hơn yêu bản thân, và yêu Cha chỉ vì Cha, chứ không mong phần thưởng.
Ước gì Thánh giá trở nên mẫu gương cho con, là ánh sáng cho đêm tăm tối, nhờ đó con không còn coi khổ đau như một tai họa hay một điều vô lý, nhưng như một dấu chỉ cho thấy con đang thuộc về Cha mãi mãi
Karl Rahner

Nguồn : dongten.net

Sunday, March 22, 2015

Thứ 2 tuần 5 Mùa Chay

HÃY VỀ ĐI VÀ TỪ NAY ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA 



1 Còn Đức Giê-su thì đến núi Ô-liu.  2 Vừa tảng sáng, Người trở lại Đền Thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ. 3 Lúc đó, các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn đến trước mặt Đức Giê-su một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, 4 rồi nói với Người : "Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. 5 Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao ?" 6 Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. 7 Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ : "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi." 8 Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. 9 Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giê-su, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. 10 Người ngẩng lên và nói : "Này chị, họ đâu cả rồi ? Không ai lên án chị sao ?" 11 Người đàn bà đáp : "Thưa ông, không có ai cả." Đức Giê-su nói : "Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu ! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa !"

SUY NIỆM 

Bị bắt quả tang phạm tội là điều đáng xấu hổ. Nhưng nếu tội đó là tội ngoại tình
thì thật là kinh khủng. Ta cần hình dung người phụ nữ ấy, xốc xếch, rối bù, bị lôi đi, mắt cúi xuống tránh những cái nhìn khinh miệt. Trời đang tảng sáng, nơi Ðền Thờ Giêrusalem, Ðức Giêsu đang ngồi giảng dạy cho đám đông. Chị ta bị đặt trước mặt Ngài, đứng ngay giữa. Các kinh sư và pharisêu hí hửng với cái bẫy của mình. Người phụ nữ này thật là một cơ may hiếm có để họ có bằng chứng tố cáo Ngài. “Luật Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng người này. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?” Quả là một câu hỏi bất ngờ, lịch sự và nham hiểm. Ðức Giêsu không thể nói ngược với luật Môsê, và cũng không thể nói ngược với trái tim của mình. Ngài cúi xuống, lấy tay vẽ nguệch ngoạc trên đất. Có vẻ như Ngài thờ ơ, không muốn can dự vào hay Ngài đang suy nghĩ cho ra câu trả lời thích hợp. Thời gian thinh lặng trôi qua, các kẻ tố cáo sốt ruột. Họ đắc thắng gặng hỏi, tưởng Ngài bị dồn vào thế bí. “Ai trong các ông vô tội thì hãy ném đá trước đi.” Ngài trả lời, rồi lại cúi xuống viết trên đất. Câu trả lời của Ngài bất ngờ vang trong tĩnh lặng, bắt người ta phải trở về đối diện với lòng mình. Ai dám tự hào mình vô tội?
Có bao tội bất trung nặng chẳng kém tội ngoại tình. Có bao tội ngoại tình thầm kín không bị bắt quả tang. Có bao tội ngoại tình trong tư tưởng và ước muốn. Khi tố giác người khác, người ta thường quên tội của mình. Không thấy cái xà ở mình mà lại thấy cái rác nơi người khác. Các kinh sư và pharisêu đã khiêm tốn xét mình. Họ lần lượt rút lui, gián tiếp nhận mình có tội. Kẻ trước người sau, người lớn tuổi đi trước. Chúng ta trân trọng thái độ chân thành của họ. Họ ra đi, để lại hai người mà họ tố cáo và định tố cáo. Cuối cùng chỉ còn lại người đáng thương và chính Tình Thương. Bầu khí trở nên nhẹ hơn, êm hơn cho cuộc đối thoại. Ðấng duy nhất có thể ném đá lại nói: “Tôi không lên án chị đâu! Chị về đi,
từ nay đừng phạm tội nữa.” Lắm khi việc áp dụng luật lại dẫn đến bế tắc. Ném đá quả là một hình phạt răn đe hữu hiệu, nhưng lại không ích lợi gì cho người phạm tội. Ðức Giêsu chẳng những đã cứu một mạng người, Ngài còn làm sống lại một đời người. Dù con người vốn yếu đuối, dễ sa ngã, nhưng Ngài vẫn tin tưởng, yêu mến và hy vọng vào họ. Ngài không dung túng cái xấu, nhưng Ngài khơi dậy cái tốt còn đang yên ngủ nơi người phụ nữ và cả nơi các kinh sư.

Bài chia sẻ của LM. Nguyễn Cao Siêu, SJ.

Saturday, March 21, 2015

Chúa Nhật thứ 5 Mùa Chay -

XIN ĐỨC KITÔ CHỊU ĐÓNG ĐINH KÉO TÔI RA KHỎI TÔI



Lời Chúa: (Ga 3, 20-33)

Vào dịp lễ Vượt Qua năm ấy, 20 trong số những người lên Giêrusalem thờ phượng Thiên Chúa, có mấy người Hy Lạp. 21 Họ đến gặp ông Philípphê, người Bếtxaiđa, miền Galilê, và xin rằng: “Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giêsu”. 22 Ông Philipphê đi nói với ông Anrê. Ông Anrê cùng với ông Philipphê đến thưa với Ðức Giêsu. 23 Ðức Giêsu trả lời: “Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh! 24 Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. 25 Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. 26 Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy”. 27 “Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến! Thầy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. 28 Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha”. Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống: “Ta đã tôn vinh Danh Ta
Ta sẽ còn tôn vinh nữa!” 29 Dân chúng đứng ở đó nghe vậy liền nói: ” Ðó là tiếng sấm!” Người khác lại bảo: “Tiếng một thiên thần nói với ông ta đấy!” 30 Ðức Giêsu đáp: “Tiếng ấy đã vọng xuống không phải vì tôi, mà vì các người. 31 Giờ đây đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này. Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài! 32 Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi”. 33 Ðức Giêsu nói thế để ám chỉ Người sẽ phải chết cách nào

SUY NIỆM

“Nếu hạt lúa rơi vào lòng đất, mà không chết đi thì nó vẫn trơ trọi một mình.Còn nếu nó chết đi thì mới sinh nhiều bông hạt”
Chẳng ai trong chúng ta ngạc nhiên khi nghe câu trên. Ðó là luật tự nhiên chi phối cây cỏ, nhưng lắm khi tôi thấy khó áp dụng cho mình. Tại sao tôi phải chết để người khác được sống? Chết để sinh nhiều bông hạt ư? Nhưng nhiều bông hạt có ích gì, khi chính tôi bị tan vỡ? Chính vì thế tôi không muốn chết như hạt lúa. Tôi chấp nhận trơ trọi một mình. Tôi cô đơn với tôi, để được yên ổn. Tôi sợ mất mát, vì mất mát đem lại đớn đau,
nên tôi tìm đủ cách để giữ lại những gì tôi có, những gì tôi làm. Tiếc thay, lúc giữ được tất cả tôi lại thấy mình mất tất cả, vì mất ý nghĩa của cuộc sống. Tôi như con thú chỉ biết chăm lo cho bộ lông của mình. Dần dần qua những kinh nghiệm đau thương, tôi mới nhận ra rằng: chỉ có một cách giữ chặt, đó là buông ra và trao hiến. Tôi bắt đầu được khi chấp nhận mất. Sự sống đời đời đã bắt đầu, hạnh phúc đã hé nụ ngay lúc này, ngay ở đây, cho tôi.Như con ốc sên, chỉ bò được khi chui ra khỏi vỏ, tôi chỉ giàu có và triển nở mọi mặt khi quảng đại ra khỏi lớp vỏ của mình, ra khỏi những bận tâm, tính toán, xây đắp cho mình, để sống cho tha nhân và cho Thiên Chúa. Lời kinh Hòa Bình lại vang vọng trong tôi: “Vì chính khi hiến thân, là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân…” Nhưng hiến thân, quên mình, hy sinh, từ bỏ, đón lấy cái chết như hạt lúa vùi sâu, những điều đó đã làm chính Ðức Giêsu dao động. “Bây giờ tâm hồn Thầy xao xuyến. Thầy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này chăng? Nhưng chính vì giờ này mà con đã đến.” Ðã có những giây phút giằng co, ngần ngại, đã có những cuộc chiến Vườn Dầu ở trong tôi. Nếu tôi kiên trì tỉnh thức và cầu nguyện, tôi sẽ thắng được nỗi sợ bị thua thiệt, mất mát. Sau nhiều lần dám liều mất tất cả để rồi ngỡ ngàng thấy mình được lại quá nhiều, tôi sẽ dễ dàng chọn cái mất trước mắt như con đường dẫn đến cái được vĩnh hằng.
Xin Ðức Giêsu bị đóng đinh kéo tôi lên với Ngài,
kéo tôi lên khỏi đất, kéo tôi ra khỏi tôi.

LM. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J

Nguồn : dongten.net

Thursday, March 19, 2015

Thứ 6 tuần 4 Mùa Chay - Giờ của Người chưa tới

GIỜ CỦA NGƯỜI CHƯA TỚI




Khi ấy, Ðức Giêsu thường đi lại trong miền Galilê; Người không muốn đi lại trong miền Giuđê, vì người Do Thái tìm giết Người. Lễ Lều của người Do Thái gần tới, tuy nhiên, khi anh em Người đã lên dự lễ, thì chính Người cũng lên, nhưng không công khai và hầu như bí mật.
Bấy giờ có những người ở Giêrusalem nói: “Ông này không phải là người họ đang tìm giết đó sao? Kìa, ông ta ăn nói công khai mà họ chẳng bảo gì cả. Phải chăng các nhà hữu trách đã thực sự nhìn nhận ông là Ðấng Kitô? Ông ấy, chúng ta biết ông đến từ đâu rồi; còn Ðấng Kitô, khi Người đến thì chẳng ai biết Người đến từ đâu cả.”
Lúc giảng dạy trong Ðền Thờ, Ðức Giêsu nói lớn tiếng rằng: “Các ông biết tôi ư? Các ông biết tôi đến từ đâu ư? Tôi đâu có tự mình mà đến. Ðấng đã sai tôi là Ðấng chân thật. Các ông, các ông không biết Người. Phần tôi, tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến và chính Người đã sai tôi.” Bấy giờ họ tìm cách bắt Người, nhưng chẳng có ai tra tay bắt, vì giờ của Người chưa đến.

SUY NIỆM
Lễ Lều là một đại lễ hàng năm qui tụ đông đảo dân chúng lên Đền thờ.
Đây là một lễ rất vui, kéo dài cả tuần (Lv 23, 34-36).
Mục đích chính là để tạ ơn Chúa vì hoa trái mùa màng Ngài ban,
và còn để nhớ lại tình thương Chúa trong thời gian 40 năm đi trong hoang địa.
Lễ Lều là một lễ hội tưng bừng và long trọng bậc nhất.
Những người tham dự cắm trại trong các lều làm bằng cành lá,
được dựng trên mái nhà, gần nhà hay ngoài đồng.
Mỗi buổi sáng có lễ rước nước từ hồ Silôam để rưới lên bàn thờ.
Mỗi tối, tiền đình phụ nữ nơi Đền thờ rực rỡ ánh nến và vang tiếng múa hát.
Đức Giêsu đã không muốn bỏ qua lễ hội này,
dù lên Đền thờ Giêrusalem bây giờ thật là nguy hiểm đến tính mạng,
vì người Do thái, nghĩa là giới lãnh đạo Do thái giáo, đang tìm cách giết Ngài.
Đức Giêsu đã chọn giải pháp lên Đền thờ một cách kín đáo (c.10).
Nhưng vào giữa kỳ lễ, Ngài đã giảng dạy công khai, không chút sợ hãi (c. 14).
Đức Giêsu dám đối mặt với thế lực đang đe dọa Ngài.
Ngài bình tĩnh giảng ngay nơi Đền thờ,
trước những thượng tế, những người Pharisêu, và dân cư ngụ ở Giêrusalem.
Họ chẳng dám làm gì Ngài, vì giờ của ngài chưa đến (c. 30).
Xảy ra cuộc tranh luận giữa Ngài với dân cư ngụ ở Giêrusalem.
Chẳng có chút thiện cảm nào với Ngài, họ chỉ muốn làm hại Ngài.
Họ tin vào điều này một cách vững chắc :
“Khi Đấng Kitô đến, chẳng ai biết Người đến từ đâu” (c. 27).
Nguồn gốc của Đấng Kitô, đối với họ, phải là một điều bí ẩn.
Họ không tin Đức Giêsu là Kitô, bởi lẽ họ “biết ông này đến từ đâu.”
Chắc họ đã nghĩ Đức Giêsu là dân vùng Nazareth,
làm nghề thợ mộc, sống với cha mẹ là Giuse và Maria.
Tự hào về cái biết đúng nhưng không đủ ấy của họ,
đã khiến họ ngừng lại nơi nguồn gốc trần thế của Đức Giêsu.
Đức Giêsu thật là Đấng Kitô.
Và đúng như dân Giêrusalem đã tin, nguồn gốc của Ngài thật không dễ biết.
Đức Giêsu biết nguồn gốc của mình.
Ngoài gốc nhân loại, Ngài còn gốc thần linh, gốc từ trời.
Ngài không tự mình mà đến, nhưng từ Thiên Chúa chân thật mà đến.
Ngài xuất thân từ Thiên Chúa và được Thiên Chúa sai đi (cc. 28-29).
Dân Giêrusalem không thấy được trọn vẹn con người Đức Giêsu.
Họ đã giết Đấng Kitô đang ở gần bên họ, vì họ mơ một Đấng Kitô bí ẩn khác.
Làm sao tôi có thể nhận ra Đức Kitô cao cả
đang ở bên những người tầm thường tôi gặp mỗi ngày ?

CẦU NGUYỆN
Xin hãy dẫn dắt con
đi từ cõi chết đến sự sống,
từ lầm lạc đến chân lý.

Xin hãy dẫn dắt con
đi từ thất vọng đến hy vọng,
từ sợ hãi đến tín thác.

Xin hãy dẫn dắt con
đi từ ghen ghét đến yêu thương,
từ chiến tranh đến hòa bình.

Xin hãy đổ đầy bình an
trong trái tim chúng con,
trong thế giới chúng con,
trong vũ trụ chúng con.
(Chân phước Têrêxa Calcutta)

Wednesday, March 18, 2015

Thứ 5 tuần 4 Mùa Chay - Lễ Thánh Giuse


THÁNH GIUSE, NGƯỜI ĐI TRONG ĐÊM TỐI




16 Giacóp sinh Giuse là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi là Đức Kitô. 18 Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. 19 Giuse bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, nên định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo. 20 Nhưng đang khi định tâm như vậy, thì Thiên thần hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo: "Hỡi Giuse con vua Đavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình, vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; 21 bà sẽ sinh hạ một con trai mà ông đặt tên là Giêsu: vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội". 24a Khi tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời Thiên Thần Chúa truyền.

HÌNH ẢNH MÙA GIÁNG SINH XUẤT HIỆN TRONG MÙA CHAY

Để làm gì ? Xin thưa để nói lên công nghiệp của Thánh Giuse trong công trình cứu chuộc của Thiên Chúa. Xin chia sẻ bài suy niệm của đức TGM Ngô Quang Kiệt với nhan đề Thánh Giuse - Người Đi Trong Đêm Tối

Trong các bức vẽ thánh Giuse, tôi thích nhất bức tranh vẽ Thánh Giuse đưa Ðức Mẹ và Chúa Giêsu trốn sang Ai Cập. Bầu trời đen thẫm, một vài tia chớp lóe lên ở cuối chân trời vừa soi đường cho Thánh Giuse, vừa báo hiệu cơn giông bão sắp tới. Ðức Maria bồng Chúa Giêsu ngồi trên lưng lừa. Thánh Giuse dắt lừa. Cả người, cả lừa như lẩn vào màn đêm. Bức tranh không chỉ đẹp ở nét vẽ gợi cảm mà còn đẹp về ý nghĩa. Ngắm nhìn bức tranh, tôi thấy hiện lên cả cuộc đời Thánh Giuse, một đời bước đi trong đêm tối.
Thánh Giuse đã đi trong đêm tối đức tin, Ngài đã sống chung với Ðức Maria và Chúa Giêsu, những con người của huyền nhiệm. Một người bình thường đã là một thế giới huyền bí. Một con người của huyền nhiệm lại càng sâu xa bí ẩn hơn bội phần. Ði bên những huyền nhiệm cũng như đi trong đêm tối, Thánh Giuse không hiểu gì hết. Không hiểu mà vẫn phải đón nhận. Không hiểu mà vẫn phải tin, phải yêu. Không hiểu mà vẫn phải đồng hành hết suốt cuộc đời. Thánh Giuse giống như một người lính canh, được cấp trên giao cho một chiếc hộp đóng kín. Người lính canh chỉ có nhiệm vụ canh giữ mà không được phép mở ra. Trong hộp có gì? Có thể là một kho tàng quí giá. Nhưng cũng có thể chỉ là một chiếc hộp rỗng không. Không biết, nhưng vẫn phải canh giữ.
Thánh Giuse đã đi trong đêm tối im lặng. Ngài đi trong sự im lặng của Ðức Maria người bạn yêu quí. Trước những mầu nhiệm cao cả, Ðức Maria đã lặng thinh không nói. Ngài đi trong sự im lặng của Ðức Giêsu. Thiên Chúa làm người là một mầu nhiệm ẩn giấu vì Ðức Giêsu không hề hé lộ thân phận. Ngài đi trong sự im lặng của Thiên Chúa. Thiên Chúa không bao giờ trực tiếp nói với Ngài. Chỉ có vài lần mà chỉ là những tiếng vọng mơ hồ giữa đêm khuya trong giấc ngủ, vẫn là ngôn ngữ của im lặng. Ngài đi trong im lặng của chính mình. Im lặng đáng sợ nhất là khi phải đối đầu với nguy hiểm, với nghi ngờ, với những vấn đề hệ trọng của đời sống. Im lặng khó hiểu. Khi những gì thân thiết nhất trong đời trở nên bí ẩn, cách xa. Im lặng nguy hiểm. Nó có thể đốn ngã cây cổ thụ, làm chao đảo những niềm tin vững mạnh nhất.
Trong cả 4 Phúc Âm không thấy ghi lại lời nào của Thánh Giuse. Ngài bước đi trong âm thầm lặng lẽ. Thánh Giuse đã đi trong đêm tối lãng quên. Ngài bị lãng quên trong một làng quê nhỏ bé, trong thân phận nghèo hèn của bác thợ mộc. Người ta không bao giờ nhắc đến Ngài. Nếu có nhắc đến cũng chỉ để chê bác ái, dè bĩu, hạ thấp thân phận của Ðức Giêsu: "Giêsu con của bác Giuse thợ mộc tầm thường ấy mà. Có làm gì nên chuyện". Ngài bị lãng quên luôn luôn ở phía sau, luôn luôn chìm trong bóng tối.
Phúc Âm kể về Ðức Maria, sách Tông đồ Công vụ kể về Ðức Maria. Nhưng từ khi Ðức Giêsu khôn lớn không ai nói gì về Thánh Giuse nữa. Ngài chìm vào đêm tối quên lãng. Ngài luôn luôn đóng vai phụ, như hình ảnh người dắt lừa đi trong đêm tối.
Thánh Giuse đã đi trong đêm tối thử thách thân phận nghèo hèn. Sống trong im lặng và lãng quên, nhưng những thử thách Ngài phải đương đầu lại rất cam go. Rất hiền lành, nhưng phải đương đầu với Hêrôđê hung hãn. Mình giữ mình chưa xong, lại còn phải che chở cho một hài nhi sơ sinh và một sản phụ yếu ớt. Nhưng những thử thách khốn khó về thể lý, dù cam go thế nào cũng còn chịu được, những thử thách đức tin mới thật là khủng khiếp. Ðức Maria là Mẹ Thiên Chúa ư? Ðức Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa ư? Thật khó mà tin được. Sao Con Thiên Chúa quyền uy dường ấy lại bé nhỏ yếu ớt nghèo hèn thế này? Sao Vua Trời vinh hiển lại phải trốn chạy một ông vua trần thế. Các thử thách làm cho đêm tối càng đen hơn, càng dày hơn, càng sâu hơn.
Tuy đêm có đen, tuy chân có mỏi, tuy lòng có xao xuyến nhưng Thánh Giuse vẫn bước đi. Tuy thử thách còn nặng nề nhưng Thánh Giuse vẫn chiến đấu. Cha Teilhard de Chardis nói "Người chiến đấu giống như người bơi lội ngoài biển ban đêm. Ban đêm người bơi lội vùng vẫy làm dao động mặt nước biển có ánh sáng lóe lên chung quanh mình".
Thánh Giuse đã chiến đấu. Những chiến đấu mạnh mẽ cũng làm lóe lên ánh sáng soi bước cho chân Ngài đi.
Ði trong đêm tối đức tin. Ngài có ngọn lửa đức mến soi đường. Ðêm đen lắm nhưng Ngài cứ yêu mến Chúa, cứ gắn bó với Chúa và cứ bước đi với Chúa.
Trong đêm tối im lặng, Ngài đốt lên trong tâm hồn ngọn đèn thao thức, lắng nghe đón chờ. Niềm thao thức khiến tâm hồn Ngài nhạy bén như một phần mỏng. Lời Chúa chỉ thoáng nhẹ như làn gió thoảng phím đàn đã rung lên. Ý Chúa chỉ mờ ảo trong giấc mơ Ngài đã đọc được và mau mắn thi hành.
Trong đêm tối lãng quên, Ngài có đèn khiêm nhường dẫn lối. Khiêm nhường chìm vào quên lãng, khiêm nhường phục vụ. Khiêm nhường sâu thẳm. Ngài cũng có tâm tình như thánh Gioan Tẩy Giả: "Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi".
Trong đêm tối thử thách Ngài thắp lên ngọn đèn tin yêu phó thác. Tin vững vàng vào lời Chúa, hoàn toàn phó thác cho Chúa, để Chúa dẫn đường qua đêm đen mù mịt.

Lạy Thánh Giuse, con cũng đang đi trong đêm đen. Xin hãy thắp lên trong con những ngọn đèn của Thánh Cả, soi đường cho con đi đến nơi bình an

Thursday, March 12, 2015

Thứ 6 tuần 3 Mùa Chay

ĐIỀU RĂN TRƯỚC NHẤT



Có một người trong các kinh sư đã nghe Đức Giê-su và những người thuộc nhóm Xa-đốc tranh luận với nhau. Thấy Đức Giê-su đối đáp hay, ông đến gần Người và hỏi: “Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu? “29 Đức Giê-su trả lời: “Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất.30 Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi.31 Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó.”32 Ông kinh sư nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, hay lắm, Thầy nói rất đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất, ngoài Người ra không có Đấng nào khác.33 Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ.”34 Đức Giê-su thấy ông ta trả lời khôn ngoan như vậy, thì bảo: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu! ” Sau đó, không ai dám chất vấn Người nữa. 

SUY NIỆM
Giữa một rừng 365 điều cấm làm và 248 điều phải làm dựa theo Luật, các rabbi thường tranh luận với nhau xem điều răn nào đứng đầu. Đức Giêsu đã trả lời câu hỏi của vị kinh sư bằng lời mở đầu của kinh Shema, kinh này được người Do-thái đọc sáng chiều mỗi ngày : “Nghe đây, hỡi Ítraen, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, với tất cả trái tim ngươi, tất cả linh hồn ngươi, tất cả trí tuệ ngươi, tất cả sức lực ngươi” (Đnl 6, 4). Đó là điều răn đứng đầu, điều răn thứ nhất trong mọi điều răn. Tuy nhiên, Đức Giêsu còn muốn thêm một điều răn thứ hai nữa. "Ngươi phải yêu mến người thân cận với ngươi như chính mình ngươi” (Lv 19,18). Và ngài kết luận : “Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn nhũng điều răn đó” (c.31).
Đức Giêsu tóm gọn mọi luật lệ trong hai điều răn, bằng hai câu trích trong sách thánh. Cả hai đều bị chi phối bởi một động từ duy nhất : yêu mến. Yêu mến Thiên Chúa, yêu mến tha nhân : đó là câu trả lời của Đức Giê su cho ông kinh sư Do-thái cách đây hai ngàn năm. Đó cũng là câu trả lời của ngài cho các kitô hữu hôm nay. Ngài mời ta hãy để lòng yêu mến thấm vào mọi lãnh vực của cuộc sống. Điều răn thứ nhất là yêu mến Thiên Chúa, yêu Ngài với tất cả con người mình, yêu Ngài một cách tuyệt đối, và đặt Ngài lên trên mọi người, mọi sự khác, vì chỉ mình Ngài là Tạo Hóa, tất cả mọi sự khác chỉ là thụ tạo. Chúng ta yêu mến Thiên Chúa để đáp lại tình Ngài yêu mến chúng ta trước. Ăn ngay ở lành không đủ. Theo đạo không phải chỉ là chuyện ăn ngay ở lành.
Tình yêu đối với tha nhân không thay thế được tình yêu đối với Thiên Chúa. Nhưng tình yêu đối với Thiên Chúa lại đòi hỏi tình yêu đối với tha nhân. Thương người như thể thương thân. Nhưng đối với tôi thương thân là gì ? Tôi cần gì trong cuộc sống ? Cảm thông, khoan dung, trung tín, tôn trọng, khích lệ, nâng đỡ, hiền từ… Tôi biết người khác cũng cần những điều ấy như tôi, và tôi muốn trao cho họ.
Có một cuộc đối thoại thực sự và thân tình giữa ông kinh sư với Đức Giêsu. Ông hỏi, nhưng không có ý thử Ngài. Câu trả lời của Đức Giêsu khiến ông hoàn toàn nhất trí. Ông thấy lòng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân lớn hơn mọi lễ vật trong Đền thờ, dù ông không coi thường việc dâng lễ vật cho Thiên Chúa. Phụng vụ phải đi kèm với cuộc sống mến yêu.
Mùa Chay là thời gian trở lại với trái tim của mình để xem Thiên Chúa có chỗ nào trong trái tim đó. Chỉ khi tim tôi bị tình yêu Thiên Chúa chinh phục và chiếm trọn, nó mới có thể mở ra đến vô cùng trước tha nhân.

Nguồn : Dòng Tên Việt Nam

Thursday, March 5, 2015

Thứ 6 tuần II Mùa Chay

PHIẾN ĐÁ BỊ LOẠI BỎ

Tin Mừng Mt 21,33-43.45-46

33 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: "Các ông hãy nghe dụ ngôn này: Có ông chủ nhà kia trồng được một vườn nho. Ông rào dậu chung quanh, đào hầm ép rượu và xây tháp canh; đoạn ông cho tá điền thuê, rồi đi phương xa. 34 Đến mùa nho, ông sai đầy tớ đến nhà tá điền để thu phần hoa lợi. 35 Nhưng những người làm vườn nho bắt các đầy tớ ông: đánh đứa này, giết đứa kia và ném đá đứa khác. 36 Chủ lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước, nhưng họ cũng xử với chúng như vậy. 37 Sau cùng chủ sai chính con trai mình đến với họ, vì nghĩ rằng: Họ sẽ kính nể con trai mình. 38 Nhưng bọn làm vườn vừa thấy con trai ông chủ liền bảo nhau: "Đứa con thừa tự kia rồi: Nào anh em! Chúng ta hãy giết nó đi và chiếm lấy gia tài của nó". 39 Rồi họ bắt cậu, lôi ra khỏi vườn nho mà giết. 40 Vậy khi chủ về, ông sẽ xử trí với bọn họ thế nào? 41 Các ông trả lời: "Ông sẽ tru diệt bọn hung ác đó và sẽ cho người khác thuê vườn nho để cứ mùa nộp phần hoa lợi". 42 Chúa Giêsu phán: "Các ông chưa bao giờ đọc thấy trong Kinh Thánh sao:

"'Chính viên đá bọn thợ loại ra, đã trở nên viên đá góc; đó là việc Chúa làm và là việc lạ lùng trước mắt chúng ta'? 43 Bởi vậy, Ta bảo các ông: Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho dân tộc khác biết làm cho trổ sinh hoa trái".

45 Các Thượng tế và biệt phái nghe dụ ngôn đó, thì hiểu Người ám chỉ về mình. 46 Họ liền tìm cách bắt Người, nhưng lại sợ dân chúng, vì thiên hạ đều tôn Người là Tiên tri.






Trong Mùa Chay, Giáo Hội cho chúng ta nghe dụ ngôn những tá điền.
Những tá điền này được chủ nhà cho canh tác vườn nho của mình,
để đến mùa hái nho họ giao lại cho ông hoa lợi.
Đây là một vườn nho được ông chủ quan tâm săn sóc.
Ông đã trồng, đã rào giậu, khoét bồn đạp nho và xây tháp canh.
Tiếc thay, khi ông chủ sai các đầy tớ đến để thu hoa lợi
các tá điền chẳng những không nộp, mà còn hành hạ họ và giết đi (c. 35).
Nhóm đầy tớ thứ hai cũng chịu chung số phận (c. 36).
Nhưng ông chủ vẫn không thất vọng trước sự độc ác của các tá điền.
Sau cùng, ông đã sai chính con trai mình đến với họ.
Đứa con thừa tự cũng chẳng được nể vì, bị lôi ra khỏi vườn nho và giết đi.

Khi kể dụ ngôn này Đức Giêsu muốn nói mình chính là người con ấy,
người Con của ông chủ vườn nho là Thiên Chúa.
Ngài tiên báo về cái chết sắp đến của mình
bởi tay những tá điền sát nhân là các nhà lãnh đạo Do thái giáo đương thời.
Cái chết của Đức Giêsu nằm trong chuỗi những cái chết của các ngôn sứ
là các đầy tớ đã được Thiên Chúa sai đến với dân Ítraen trong dòng lịch sử.
Tuy nhiên, cái chết ấy đặc biệt cao quý vì là cái chết của chính Người Con.
Hơn thế nữa, cái chết ấy không phải là một dấu chấm hết.
Nó là cánh cửa mở ra một trang mới của lịch sử,
không phải chỉ là lịch sử của dân tộc Ítraen, mà còn của cả nhân loại.
“Viên đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên viên đá đầu góc.
Đó là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta” (c. 42).
Giáo Hội sơ khai thích dùng trích dẫn trên đây của thánh vịnh 118, 22
để nói về việc Đức Giêsu bị loại trừ và được tôn vinh (x. Cv 4,11; 1Pr 2,7).
Bị loại bỏ là việc độc ác của con người,
còn trở nên viên đá góc là việc làm kỳ diệu của Thiên Chúa.